Tống Nhân Tông thân thế ly kỳ đề bạt Bao Công

Tống Nhân Tông thân thế ly kỳ đề bạt Bao Công

Các sách sử thời sau bình luận Tống Nhân Tông là "mọi thứ đều tầm thường, duy chỉ làm vua là xuất sắc hơn cả".

{tocify} $title={Mục lục}

Sự thật về xuất thân

Câu chuyện về "Ly Miêu tráo Thái tử" hẳn nhiên chỉ là một câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Theo ghi chép trong "Tống Sử", Tống Chân Tông muốn lập sủng phi Lưu Nga làm hoàng hậu, nhưng Lưu Nga không có con dù về với Tống Chân Tông từ khi chưa lên ngôi. Trong khi đó, người hầu gái của Lưu Nga là Lý Thị lại sinh cho Chân Tông một hoàng tử - Triệu Trinh.

Dù rõ ràng là con của Lý Thị nhưng Triệu Trinh quả thật đã được chuyển đổi thân phận thành con của Lưu Nga. Sau đó Lý Thị tiếp tục sinh một công chúa và được gia phong danh hiệu Uyển Nghi. Như vậy có thể thấy sự thật lịch sử dù vẫn là một câu chuyện bi kịch nhưng nhẹ nhàng và ít ly kỳ hơn truyền thuyết dân gian khá nhiều. 

Thái tử Triệu Trinh - tức Tống Nhân Tông - lên ngôi được một thời gian thì Lý Thị qua đời. Lúc đầu, Thái hậu Lưu Nga muốn cử hành tang lễ của Lý Thị theo đúng cấp bậc. Thế nhưng tể tướng Lữ Y Giản đã cảnh báo Lưu Nga: "Nhà vua sớm muộn cũng biết được sự thật, Thái hậu hãy nghĩ cho con cháu họ Lưu". 

Cuối cùng, Lý Thị cũng được mai táng theo nghi lễ Hoàng hậu. Trong suốt nhiều năm, Tống Nhân Tông luôn nghĩ rằng Thái hậu là mẹ ruột. Đến khi Lý Thị qua đời, người chú của Nhân Tông - "Bát Hiền Vương" Triệu Nguyên Nghiễm - đã cho Nhân Tông biết toàn bộ sự thật.

Bát Hiền Vương

Vị vua anh minh

Quãng thời gian cai trị của Nhân Tông được tổng kết trong hai loại danh hiệu dùng để tôn xưng vua sau khi qua đời: Thuỵ hiệu "Hiếu Minh" và miếu hiệu "Nhân Tông". Theo sách "Tống Sử", Tống Nhân Tông được mô tả là vị hoàng đế nhân từ và đức độ.

Ông có cuộc sống riêng giản dị, đề cao việc kiềm chế ham muốn của bản thân và dành sức lực quan tâm các vấn đề trong nước. Nhà Tống bước vào thời kỳ đỉnh cao dưới thời Nhân Tông. Nhiều nhân tài nổi bật xuất hiện trong thời kỳ này, trong đó có Bao Công.

Câu chuyện giữa Tống Nhân Tông và Bao Công đã trở thành hình mẫu cho quan hệ quân thần trong lịch sử Trung Hoa. Dưới thời Tống Nhân Tông, chức vụ nổi bật nhất của Bao Chửng là Ngự Sử Đại Phu – chức quan có quyền can gián và giám sát mọi cá nhân trong triều đình.

Xem thêm: Nguyên soái Đại Đường Quách Tử Nghi

Tống Nhân Tông và Bao Công

Một lần, Bao Chửng và Hoàng đế Nhân Tông cùng nhau thảo luận chính sự. Cuộc thảo luận ngày càng trở nên gay gắt khiến Bao Chửng không kiềm chế được thái độ, đỉnh điểm là ông đã vung tay và nói lớn làm bắn cả ... nước bọt lên mặt vua, khiến Nhân Tông phải lấy vạt áo lau mặt. 

Sau khi nói xong, Bao Chửng mới nhận ra mình đã hành động quá đà và vội vàng xin lỗi Hoàng đế. Nhân Tông đã không chỉ tha thứ không phạt tội mà còn tích cực thông qua các đề nghị của Bao Công

Về thái độ đối với nhân tài của Tống Nhân Tông, Tô Đông Pha từng nhận xét rằng: "Nhân Tông tại vị 40 năm, rộng vòng tay mà thu nhận hết anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, trí tuệ tụ về mà thành nghiệp lớn".

Nội dung tìm kiếm khác

Phúc Khang công chúa Huy Nhu Tống Nhân Tông Tào Hoàng hậu Triệu Quang Nghĩa truyền ngôi cho ai Triệu Trinh Hàn Kỳ thời Tống Nhà Tống Triệu Tông toàn Minh Lan truyện Danh tướng nhà Tống

Mưu kế

Mưu lược là một phẩm chất quan trọng của con người, đặc biệt là trong những lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh doanh Mưu lược Follow us on pinterest twitter linkedin facebook

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn